Bạn có đam mê trong lĩnh vực kinh doanh xe máy, phụ tùng xe máy? Bạn muốn sở hữu một cửa hàng sửa xe, kinh doanh phụ tùng xe máy.? Nhưng bạn lại chưa nắm bắt được thủ tục pháp luật.? Bạn có cần đến phường trình báo và xin giấy phép kinh doanh không?
Qua bài viết dưới đây, Motosoft sẽ chia sẻ một chút kiến thức tới độc giả:
Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, nếu cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên thì không phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Với cá nhân kinh doanh sửa xe và có kinh doanh thêm các phụ tùng xe máy cũng được áp dụng theo đối tượng cá nhân hoạt động thương mại.
Cũng theo đó Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định rất rõ danh sách các hoạt động thương mại được xếp vào đối tượng cá nhân hoạt động thương mại. Cụ thể như sau:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, khi bạn mở tiệm sửa chữa, buôn bán một số phụ tùng xe máy không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh nên chúng ta không phải xin giấy phép kinh doanh. Vì vậy việc của bạn là chỉ cần chuẩn bị vốn, mặt bằng,nhân sự… những bước chuẩn bị để mở một cửa hàng sửa chữa xe máy.
Ngoài ra, để quản lý công việc hiệu quả và tránh sai sót trong kinh doanh, các bạn có thể tham khảo các phần mềm quản lý bán hàng phụ tùng xe máy. Motosoft của DIP Vietnam là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.