Theo thống kê số lượng môtô, xe máy đã đăng ký ở Việt Nam, là 42.818.527 chiếc. Việt Nam là nước có người dân sở hữu xe máy nhiều thứ hai trên thế giới. Vì thế nhu cầu về thay thế, sửa chữa phụ tùng xe gắn máy là rất cần thiết. Khởi nghiệp bằng một cửa hàng bán phụ tùng xe máy có lẽ là một ý tưởng tuyệt vời đối với những ai đam mê trong lĩnh vực này.
1. Nghiên cứu thị trường – xác định đối tượng khách hàng
Trước khi bước vào thị trường kinh doanh tiềm năng này, bạn phải xác định được khách hàng tiềm năng của mình là ai. Họ là nhóm nhân viên văn phòng hay những người thích các dòng xe phân khối lớn,…Từ đó bạn sẽ tìm kiếm được địa điểm mở cửa hàng cho phù hợp. Nếu như khu vực của bạn lượng khách hàng mục tiêu còn thấp thì bạn rất nên lựa chọn một địa điểm khác – nơi có nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
2. Chuẩn bị tài chính
Đương nhiên rồi, bắt đầu với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, tài chính chiếm một vị trí quan trọng. Bạn phải chuẩn bị trước một khoản tài chính bao gồm: số vốn bỏ ra sẽ không hề nhỏ để đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực này, vì vậy bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định nên bỏ ra bao nhiêu để kinh doanh phụ tùng xe. Tốt nhất là bạn nên lập một bảng dự toán chi phí về thuê địa điểm, các chi phí để nhập hàng, cũng như chi phí cố định khác.
3. Đi tìm nguồn cung
Sau khi đã tìm được địa điểm và xác định được nhóm khách hàng tiềm năng thì bạn phải tìm nguồn hàng cung cấp. Đây là yếu tố rất quan trọng, nếu như không tìm được nhà cung cấp thì việc kinh doanh coi như “tan thành mây khói’. Bạn cần hợp tác với cơ sở cung cấp các phụ tùng xe máy đáng tin cậy, chất lượng sản phẩm tốt cũng như nên tìm mua từ các xưởng sản xuất để có được giá thành cạnh tranh tốt nhất
4. Tối ưu hệ thống
Bạn phải kiểm soát được lượng hàng hoá tồn kho ban đầu cũng dự đoán được loại phụ tùng nào sẽ có nhu cầu sử dụng lớn nhất trong suốt quá trình kinh doanh của bạn. Ví dụ như: thân xe, bộ phận điện, bộ phận động cơ, khung… Trong thời gian đầu kinh doanh, hãy quan sát thật sát sao và đo đếm để biết được những phụ tùng nào có nhu cầu cao nhất. Ban đầu đừng ôm đồm hàng quá nhiều để tránh đọng vốn.
Bên cạnh đó, bạn phải có danh sách nhà cung cấp thay thế trong trường hợp bên bạn không đáp ứng đủ sản phẩm cho khách hàng của mình. Bạn phải linh hoạt liên hệ cơ sở sản xuất hoặc liên kết với một cửa hàng bán lẻ khác để đáp ứng cho khách hàng một cách nhanh chóng với giá cả hợp lý. Như vậy quy trình kinh doanh của bạn sẽ đảm bảo một cách suôn sẻ.
Quản lý danh sách nhà cung cấp có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong kinh doanh. Sẽ rất khó khăn khi khởi nghiệp mà phải quản lý danh sách nhà cung cấp một cách thủ công cũng như việc phải quản lý hàng trăm hàng hóa mà không kiểm soát được lượng xuất – nhập – tồn hàng. Hiện nay có khá nhiều công cụ có thể hỗ trợ bạn làm việc này. Sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng để ghi danh sách các nhà cung cấp, khách hàng và hàng hóa là một ý tưởng không hề tồi. Những lợi ích mà phần mềm quản lý bán hàng đem lại sẽ không khiến bạn phải thất vọng.
5. Xây dựng chính sách hậu đãi & bảo hành
Bạn phải đảm bảo tính trách nhiệm cho khách hàng của bạn đối với sản phẩm của mình. Đó là lý do bạn nên tham khảo ý kiến từ các đại diện bảo hành sản phẩm. Đặc thù của xe máy là loại phương tiện đi lại nhiều nên cần có thời gian bảo hành cho người sử dụng. Vì vậy mà khi nhập hàng từ bất kỳ một cơ sở sản xuất nào, bạn cũng phải yêu cầu tính bảo hành của cơ sở sản xuất đó với sản phẩm nhập về của bạn.
6. Chiến lược truyền thông
Có những cách quảng cáo với chi phí không quá đắt để thu hút khách hàng như phân phát tờ rơi nơi người đi xe máy thường gặp hoặc tạo một website riêng.
Ngoài ra bạn có thể cung cấp dịch vụ bảo dưỡng hay rửa xe miễn phí trong một vài tuần đầu khai trương. Hay có thể mở các lớp học hướng dẫn an toàn hoặc dạy về những thông số trên xe máy. Những hoạt động này sẽ giúp cửa hàng của bạn thu hút được lượng khách ban đầu, và chính họ sẽ là những khách hàng thân thiết nếu như dịch vụ, sản phẩm của bạn đảm bảo.