6 bước chuẩn bị để mở một cửa hàng sửa chữa xe máy

Giải pháp toàn diện cho mô hình quản lý chuỗi cửa hàng xe máy, gara ô tô
Tăng hiệu suất làm việc & tự động hóa doanh nghiệp
6 bước chuẩn bị để mở một cửa hàng sửa chữa xe máy
6 bước chuẩn bị để mở một cửa hàng sửa chữa xe máy

Bạn đam mê kinh doanh? Bạn là một tay thợ giỏi? Bạn muốn mở tiệm sửa xe máy của riêng mình? Đó là những câu hỏi thường gặp của những người đang dự định mở cửa hàng sửa chữa xe máy.

 

Hôm nay, tôi sẽ tổng hợp lại những bước chuẩn bị để mở một cửa hàng sửa chữa xe máy. Chúc các bạn thành công!

 

Với nghề sửa chữa xe máy bạn có thể mở một cửa hàng nhỏ, một trung tâm, hay làm đại lí bảo dưỡng cho môt hãng xe máy lớn như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM…. Chỉ với một cửa hàng nhỏ, kỹ thuật sửa xe tốt, nhiệt tình phục vụ khách hàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin để sống với nghề.

 

Tính cạnh tranh trong nghề bảo dưỡng và sửa chữa xe máy rất cao. Chỉ có thật sự giỏi, có phong cách phục vụ tốt mới có khả năng tồn tại với nghề. Sửa chữa xe máy tuy không đòi hỏi kiến thức sâu rộng nhưng người làm cần phải chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật thông tin.

 

cửa hàng sửa chữa xe máy

 

Như vậy, để mở 1 xưởng, tiệm hay gara sửa chữa xe máy thì cần chủ đạo yếu tố sau đây:

 

1. Vốn ? Bao nhiêu vốn là đủ ?

 

Điều này cũng tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực mà bạn sẽ làm khi sửa chữa cho khách. Nếu vốn ban đầu chưa có nhiều thì nên chọn giải pháp đầu tư theo giai đoạn, chỉ cần những thiết bị cơ bản trước như thiết bị nâng hạ cần thiết, thiết bị khí nén, thiết bị cầm tay……

 

Vốn khởi nghiệp tầm khoảng 50 triệu bao gồm tiền mua đồ nghề + cọc mặt bằng. Trong loại hình cửa hàng sửa xe qui mô nhỏ, bạn không cần vốn nhiều mua phụ tùng để sẵn, sẽ khiến vốn bạn bị ngâm (hàng tồn kho), giải pháp là khi cần món phụ tùng nào đó thì kêu thơ chạy ra khu chợ đầu mối mua về thay cho khách, điều này giúp xoay dòng tiền mặt nhanh và an toàn.

 

2. Mặt bằng

 

Nên chọn những địa điểm mặt tiền, diện tích xe lưu thông tốt. Diện tích tối thiểu cho 1 tiệm sửa xe máy là 3 x 4 m.

 

3. Nhân sự

 

Một vấn đề quyết định đến sự thành bại của việc mở tiệm sửa xe là nhân sự. Đây là vấn đề khá nan giải, tìm được những người thợ sửa chữa có tay nghề tốt thì lương cao. Còn những thợ non tay nghề thì hiệu quả công việc không cao, thời gian sửa chữa lâu, giải quyết vấn đề không triệt để….dẫn tới mất khách. Theo kinh nghiệm của những người có thâm niên trong ngành, tốt nhất là chính tay mình làm và biến gara của mình thành nơi đào tạo nghề. Làm được điều này bạn có thể yên tâm về chất lượng người thợ cũng như nâng cao khả năng quản lý cho bạn. Lứa tuổi phù hợp với nghề là từ 20 – 60 tuổi.

 

4. Thiết bị sửa chữa

 

Thiết bị sửa chữa xe máy cần có

 

-         Dụng cụ cầm tay: một bộ đồ nghề đầy đủ: như cờ lê, mỏ lết, lục giác, tuýp, búa…là rất cần thiết, đặc biệt với những tiệm nhỏ.

 

-         Máy nén khí: Nên mua những sản phẩm bình nén khí có thương hiệu trên thị trường và được nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo ăn toàn cho bạn và những người xung quanh.

 

-         Máy tháo vỏ

 

-         Bàn nâng xe máy

 

-         Súng xiết bu lông, vặn mở ốc xe máy: Nên dùng các loại súng có chất lượng như IR của mỹ, Firebird của Đài Loan, NK hàng đặt tiêu chuẩn xuất khẩu châu âu.

 

-         Máy súc rửa kim phun xăng điện tử FI

 

Và ngoài ra còn rất nhiều thiết bị cần thiết khác như bình hút nhớt nếu bạn có dịch vụ thay nhớt, máy sạc bình, máy hàn, máy nắn khung càng, máy test lỗi, máy rửa chi tiết, máy đánh bóng…

 

5. Yếu tố bản thân

 

Ngoài ra, để mở 1 tiệm sửa xe máy và theo đuổi trường kỳ với nó bạn phải có được những yêu cầu sau : Bạn không bị dị ứng với xăng, dầu máy và khói xe, phải yêu thích việc tìm hiểu và sửa chữa xe máy, Tự lực cánh sinh, chăm chỉ và kiên trì, Khéo tay, nhanh nhẹn và trung thực, sáng tạo

 

6. Hệ thống quản lý chuyên nghiệp

 

Thị trường xe máy đang dần trở nên bão hòa, vì vậy để mở 1 tiệm sửa xe có thể thu hút được khách hàng, kinh doanh ổn định, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết mình để tồn tại, thay đổi để phát triển. Chúng ta có thể tự xây dựng 1 hệ thống phần mềm quản lý kinh doanh cho riêng mình. Cụ thể như xây dựng một  quy trình khép kín  bao gồm: Bán hàng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa lưu động, cung cấp phụ tùng chính hãng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải xây dựng những vấn đề liên quan tới quản lý hệ thống, quản lý kho, quản lý quỹ, quản lý bán hàng, mua hàng…

 

Hiện tại, có rất nhiều phần mềm có thể hỗ trợ chúng ta trong vấn đề quản lý doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo qua phần mềm quản lý cửa hàng xe máy Motosoft của DIP Việt Nam, một phần mềm đã được hơn 100 cửa hàng ủy nhiệm của các hãng lớn như Honda, Yamaha… tin dùng.

Khánh Vân

Gọi để được tư vấn
(028) 710 66 777
Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi cho bạn
Tin tức sự kiện
Tin chuyên đề